Chú thích Nông_Văn_Vân

  1. Theo GS. Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ XIX, tr. 194.
  2. Đại Nam chính biên liệt truyện đã lầm lẫn khi cho rằng Nông Văn Bật là cha Nông Văn Vân, thật ra ông Bật là ông nội của Nông Văn Vân (ghi chú của GS. Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ XIX, tr. 224).
  3. Theo Lịch sử Việt Nam (1427-1858 (Quyển 2, Tập 2, tr. 180). Sau, do phản ứng của các thổ quan và người dân địa phương, vua Tự Đức đã bãi bỏ chế độ lưu quan.
  4. Theo Lịch sử Việt Nam (1427-1858 (Quyển 2, Tập 2, tr. 180) và Quốc triều sử toát yếu (phần Chính biên, tr. 203).
  5. Con số ghi theo Đại Nam chính biên liệt truyện, tr. 1041.
  6. Vân Trung ở phía tây huyện Để Định (tức Bảo Lạc) thời Nguyễn. Nơi đây núi non trùng điệp quanh co, lam khí luôn bốc lên như ở trong mây, nên gọi thế (Đại Nam dư địa chí ước biên, tr. 488). Ngày nay, Vân Trung là thị trấn của huyện Bảo Lạc, nằm trên ngã ba sông Neo và sông Gâm. Hồi làm Tri châu ở đây, Nông Văn Vân đã cho xây dựng tư thất, công đường ở khu vực nay là cửa hàng bách hóa và doanh trại của huyện đội (ghi chú của GS. Nguyễn Phan Quang, tr. 224).
  7. Trong số ấy, Đại Nam chính biên liệt truyện (tr. 1046 và 1047) có ghi tên mấy người là ghi tên mấy người là Bế Văn Huyền (em hoặc anh ông Khôi) Triệu, Cán (đều là cháu ông Khôi, sách không chép tên đầy đủ)
  8. Theo Lịch sử Việt Nam (1427-1858; Quyển 2, Tập 2, tr. 181). Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, khi quân nổi dậy đóng 3 đồn ở Thái Nguyên (giáp giới Cao Bằng) thì "trong quân (nổi dậy) đã có khoảng 200 người Triều Châu (Trung Quốc) do Hoàng A Liên đứng đầu" (tr. 1042). Sau, số người Hoa theo hỗ trợ đông hơn (xem tr. 1047 và 1048).
  9. Đại Nam thực lục (Quyển 18, tr. 139). Dẫn lại theo Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ XIX, tr. 195.
  10. Kể theo Việt Nam thế kỷ XIX, tr. 198-199.
  11. Theo Đại Nam dư địa chí ước biên (tr. 487) thì Ngọc Mạo ở phía tây huyện Để Định (tức Bảo Lạc) thời Nguyễn. Đây là một vùng bằng phẳng thoáng rộng, ước chừng hai ngàn mẫu, giữa có ngọn núi (núi Ngọc Mạo) giống hình chiếc mũ, nên gọi thế. Ngày nay, Ngọc Mạo là xã Đồng Mu (Mu: tiếng Tày có nghĩa là cái mũ).
  12. Quốc triều sử toát yếu, tr. 218-236.
  13. Theo Việt Nam thế kỷ XIX (tr. 210). Có tham khảo thêm Quốc triều sử toát yếu (Chính biên), tr. 244.
  14. Đại Nam chính biên liệt truyện, tr. 1051.
  15. Ngày tháng này chép theo GS. Nguyễn Phan Quang, (tr. 194).
  16. Xem ở đây: [liên kết hỏng].
  17. Việt Nam sử lược chép vắn tắt: "Văn Vân chạy ẩn vào rừng. Phạm Văn Điển bèn vây 4 mặt, rồi phóng hỏa đốt rừng, Văn Vân bị chết cháy" (tr. 444). Ở đây chép theo Đại Nam chính biên liệt truyện vì chi tiết hơn (tr. 1051-1052. Có tham khảo thêm truyện "Phạm Văn Điển" cũng trong sách này, tr. 303). Nói thêm: 1/ Trong hàng trăm cuộc nổi dậy lớn nhỏ đã xảy ra trong suốt lịch sử triều Nguyễn, sách Đại Nam chính biên liệt truyện chỉ chép thành truyện riêng có mấy người đó là: Lê Văn Khôi (phụ chép Nguyễn Văn Trắm), Nông Văn Vân và Cao Bá Quát. Điều này cho thấy cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân đã từng làm vua quan nhà Nguyễn rất bận tâm". 2/ Năm 1834, quân triều bắt được lá thư của quân nổi dậy ghi niên hiệu là Nguyên Thống nguyên niên, tức lúc ấy Nông Văn Vân đã tự xưng vương (Dẫn lại theo Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ XIX [1802-1884], tr. 195). 3/ Theo gia phả họ Nông thì Nông Văn Vân không chết mà đi phiêu bạt vùng biên giới Việt-Trung. Xem: [liên kết hỏng]. Tuy nhiên, thông tin này chưa được kiểm chứng.
  18. Theo sử nhà Nguyễn, thì Nông Văn Vân còn lôi kéo được Lê Văn Bột (Tiền Bột) và Nguyễn Văn Nhàn (Ba Nhàn), là đồng thủ lĩnh của cuộc nổi dậy ở Sơn Tây. Sách Quốc triều sử toát yếu chép: Năm Giáp Ngọ thứ XV (1834), tháng 6 (âm lịch)...Tướng giặc tỉnh Sơn Tây Lê Văn Bột, Nguyễn Văn Nhờn theo lời nghịch (Nông Văn) Vân tụ đảng hơn 6,7 ngàn người...(xem trang: Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột). Ngoài ra, Nông Văn Vân còn có mối liên hệ với Lê Văn Khôi (xem trang: Cuộc nổi dậy Nông Văn Vân).
  19. Việt Nam sử lược, tr. 443-444.
  20. Dẫn lại theo Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ XIX, tr. 212.